ĐẶC SẢN NÊN THỬ KHI DU LỊCH HÀ GIANG
Đến vùng đất Hà Giang, bạn đừng bỏ qua món bánh cuốn trứng với lớp bột ướt mỏng tang, bên trong là màu đỏ lòng đào của trứng, đặc sản của mảnh đất địa đầu tổ quốc.
Một món ăn khác nên thử là cháo ấu tẩu được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ, củ ấu được ninh kỹ với nước hầm chân giò béo ngậy cùng các loại rau thơm. Cháo ấu tẩu không chỉ là món ăn đơn thuần, mà còn là vị thuốc bổ giải cảm.
Bánh chưng gù là đặc sản của Hà Giang, được gói bằng tay, phần vỏ bánh có màu xanh hoặc đen tùy loại gạo. Bánh có màu xanh thì phần gạo được trộn với lá giềng, bánh đen thì dùng gạo cẩm. Nhân có cả thịt nạc và mỡ. Bánh được vài gia đình ở thành phố Hà Giang gói hàng ngày, nhưng phải đặt trước vì số lượng có hạn. Mỗi chiếc bánh giá từ 17.000 đồng.
Thắng dền ở Đồng Văn trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đỗ.
Thắng cố không phải là món ai cũng ăn được nhưng là món đặc sản của Tây Bắc với mùi thơm của thảo quả, hạt dổi, củ sả với vị béo ngậy của thịt.
Cháo ấu tẩu được nấu từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu mang về rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo một đêm sau đó đem ninh chừng 4 tiếng cho mềm và bở tơi. Sau đó phần thịt được trộn với gạo và nấu trong nước ninh từ chân giò lợn. Củ ấu tẩu rất độc nên phải chế biến kỹ, ăn giải rượu, chống đau nhức xương khớp. Cháo có vị đắng của của ấu tẩu. Cháo ấu tẩu thường chỉ được bán vào buổi tối.
Bánh tam giác mạch là loại bánh đặc trưng của người Mông vùng cao nguyên đá. Quá trình làm bánh nhiều công đoạn, hạt mạch thu hoạch về phơi khô rồi đem xay đến khi mịn đều, sau đó hòa bột chung với nước rồi đúc thành các miếng bánh có hình tròn dẹt, cho vào khuôn rồi đem đi hấp chín. Khi ăn bỏ ra nướng hoặc rán. Bánh có vị thơm, ngọt nhẹ, hơi sạn.
Cơm Lam Bắc Mê dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày. Khi thưởng thức, cơm lam có mùi thơm phức quyện cùng với lá chuối và ống nướng, ăn cùng với muối vừng hay ăn cùng cá suối nướng sẽ thật thú vị.